5 phần mềm quản lý công việc tốt nhất 2021
Bạn đang tìm kiếm một phần mềm quản lý công việc, dự án online cho team của bạn? Tìm kiếm một công cụ phù hợp với những yêu cầu của bạn quá khó? Đó là lý do mà mình chia sẻ top 5 công cụ quản lý công việc, project tốt nhất 2021 trong bài viết này. Một phần mềm quản lý công việc tốt cần đáp ứng những yếu tố gì? Sau đây sẽ là 4 yếu tố cơ bản mà một phần mềm quản lý công việc cá nhân hay tập thể cần phải có. Dễ dàng tương tác nhóm Bất kỳ phần mềm quản lý nào cũng sẽ giúp mọi người trong team có thể dễ dàng tương tác công việc với nhau, như thời hạn deadline project, hay công việc đã được nhận hay chưa… Teamwork hiệu quả luôn là thứ quan trọng nhất trong bất kỳ dự án nào, vì đây sẽ là yếu tố quyết định đến hiệu quả của công việc. Một phần mềm quản lý công việc tốt sẽ giúp cho team của bạn dễ dàng tương tác và hiệu quả. Họ cần dễ dàng chia sẻ ý tưởng, ý kiến, tài nguyên hay các tài liệu để công việc hoàn thành nhanh chóng. Vì thế, nếu bạn đang sở hữu một phần mềm sắp xếp công việc quá khó để sử dụng và tương tác thì đó không phải là một lựa chọn hoàn hảo. Nhiều tính năng đặc biệt, mới mẻ Quản lý công việc là một quá trình phức tạp, một phần mềm giúp cho việc quản lý dễ dàng với nhiều sự hỗ trợ luôn là việc đặt hàng đầu. Nhưng phần mềm bạn đang sử dụng có giúp ích được không? Đó là lý do mà bạn nên chọn một...
Th7
Làm việc từ xa – Mô hình của tương lai
Làm việc từ xa dần trở thành hiện thực khi các yếu tố địa điểm, thời gian không còn mang tính ràng buộc. Nhiều tập đoàn lớn như Facebook, Twitter đã lên kế hoạch cho nhân viên làm việc từ xa lâu dài. Google, Microsoft và nhiều công ty toàn cầu khác cho phép nhân viên lựa chọn linh hoạt giữa văn phòng công ty và là việc tại nhà. Báo cáo “21 xu hướng và tương lai công việc” của tập đoàn nhân sự Manpower Group hồi đầu năm 2021 cho thấy 48% người lao động cho rằng Covid-19 đã mở ra cách thức làm việc mới tại công sở, như làm việc từ xa hoặc làm việc tại bất kỳ đâu. Một khảo sát khác từ hơn 7.000 chuyên gia tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương và Nhật Bản của Dell cho thấy cứ 10 người, 8 người đã sẵn sàng làm việc từ xa dài hạn, nhưng cũng quan ngại khi ranh giới giữa công việc và cuộc sống cá nhân bị xoá nhoà. Tại Việt Nam, thống kê của ACheckin năm 2020 tiết lộ 74% người lao động tham gia khảo sát không có cảm nhận tiêu cực khi làm việc tại nhà. Các doanh nghiệp Việt cũng dần hình thành văn hoá làm việc mới với những phương thức giao tiếp phi truyền thống. Trong bối cảnh thế giới và Việt Nam có nhiều thay đổi, VnExpress tổ chức phiên toạ đàm thứ 11 của CTO Talks, với chủ đề “Làm việc từ xa – Mô hình của tương lai”. Thảo luận diễn ra dưới hình thức trực tuyến vào 14h ngày 24/6/2021 với sự tham gia của bốn diễn giả: ông Lữ Thành Long – Chủ tịch HĐQT công ty Misa; ông Hoàng Nam Tiến – Chủ...
Th6
‘Tác dụng phụ’ của công nghệ số thời Covid
Trung bình mỗi người dùng tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương tạo ra 17 tài khoản trực tuyến mới trong suốt thời gian đại dịch. Theo nhóm Bảo mật IBM, Covid-19 đang thay đổi hành vi tiêu dùng khi ngày càng nhiều người thích nghi với các tính năng và giao dịch trực tuyến. Ngược lại, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, đối với cá nhân, sự tiện lợi thường vượt trội so với các mối quan tâm về bảo mật và quyền riêng tư, dẫn đến việc lựa chọn mật khẩu và thái độ ứng phó với an ninh mạng còn kém. “Hiểu biết hạn chế về các nguy cơ an ninh mạng của người tiêu dùng, cùng tiến trình chuyển đối số nhanh và mạnh của các doanh nghiệp trong đại dịch, đã tạo ra những kẽ hở không tưởng cho các nhóm tấn công mạng vào mọi ngành nghề”, đại diện IBM nhấn mạnh. Khảo sát của IBM cho thấy người tiêu dùng châu Á – Thái Bình Dương đã tạo trung bình 17 tài khoản trực tuyến mới trong đại dịch. Trong đó, 37% nói không có kế hoạch xóa hoặc hủy kích hoạt bất kỳ tài khoản mà họ đã tạo khi đại dịch qua đi. Tuy nhiên, “tác dụng phụ” của sự gia tăng số lượng tài khoản số là việc sử dụng mật khẩu lỏng lẻo. 86% thừa nhận vẫn dùng lại thông tin đăng nhập trực tuyến trên các tài khoản đã lập trước đây. 54% thích đặt hàng và thanh toán trực tuyến hơn là trực tiếp đến cửa hàng và tỷ lệ này lên tới 60% đối với thệ hệ Millennials (sinh từ 1980 đến 2000). Họ quan tâm tới sự thuận tiện khi đặt hàng trực...
Th6
Tài liệu hướng dẫn chuyển đổi số cho doanh nghiệp
Lần đầu tiên tài liệu hướng dẫn chuyển đổi số cho doanh nghiệp được công bố nhằm đưa ra các kiến thức, lộ trình và các giải pháp công nghệ chuyển đổi số cho doanh nghiệp Việt Nam. Ngày 14/6, lần đầu tiên tài liệu hướng dẫn chuyển đổi số cho doanh nghiệp được công bố nhằm đưa ra các kiến thức, lộ trình và các giải pháp công nghệ chuyển đổi số cho doanh nghiệp Việt Nam. Link download bộ tài liệu file PDF: Tài liệu hướng dẫn chuyển đổi số cho doanh nghiệp Theo thông tin tổng hợp từ tài liệu hướng dẫn, báo cáo của Cisco & IDC năm 2020 về mức độ trưởng thành số của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại 14 quốc gia thuộc khu vực châu Á-Thái Bình Dương cho thấy, 31% doanh nghiệp đang ở giai đoạn đầu của chuyển đổi số, giảm 8% so với năm 2019; 53% các doanh nghiệp đang trong giai đoạn tiếp theo là “quan sát” tăng 3% so với năm 2019; 13% doanh nghiệp trong giai đoạn “thách thức”và 3% các doanh nghiệp đã “trưởng thành,” tăng lần lượt 4% và 1% so với năm 2019. Điều đó cho thấy các doanh nghiệp nhỏ và vừachủ yếu vẫn đang tìm hiểu và mới ở bước đầu của chuyển đổi số. Theo các chuyên gia của Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số giai đoạn 2021-2025 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, lộ trình chuyển đổi số cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam được khuyến nghị thông qua các giai đoạn phổ biến sau: giai đoạn chuẩn bị và 3 giai đoạn để thực hiện chuyển đổi dần từ “doing digital” sang “being digital.” Các giai đoạn này là tương...
Th6
Đo lường sự gắn kết nhân viên
Bạn làm cách nào để có thể biết được các nhân viên đang thật sự tâm huyết và gắn bó với tổ chức hay họ chỉ đang đơn thuần hiện diện nhiều giờ tại văn phòng? Để có được câu trả lời thì không thể dựa vào việc phỏng đoán. Sau đây là hướng dẫn cách đo lường sự gắn kết nhân viên trong doanh nghiệp của bạn, tại thời điểm Covid đang diễn ra căng thẳng như hiện tại cũng như trong tương lai. Có nhiều thứ có thể đong đếm được một cách dễ dàng – ví dụ như những tách cà phê bạn uống hàng ngày hay thời gian bạn di chuyển tới chỗ làm trong vòng 1 năm. Vậy còn với sự gắn kết nhân viên? Không dễ để có thể đưa ra những con số. Một phần đó là do sự gắn kết nhân viên là về thái độ và cảm xúc, vậy nên có một vài yếu tố có thể ảnh hưởng đến nó. Phần còn lại là vì sự gắn kết nhân viên còn chưa được hiểu một cách chính xác – bạn sẽ dựa vào động lực nhân viên, sự gắn kết đội nhóm, sự gắn kết với chính công việc, và còn nhiều điều khác nữa. Nhưng đó là thử thách mà các doanh nghiệp cần vượt qua. Tại sao ư? Đó là vì những người có sự gắn kết bền chặt với công ty hầu hết là những người làm việc năng suất hơn, chủ động và sáng tạo hơn. Họ đặt nhiều nỗ lực vào công việc để có thể tạo ra những khác biệt lớn lao, vì lợi nhuận cho doanh nghiệp. Sự gắn bó với công việc thời kỳ COVID Toàn cầu đang chuyển hóa sang một...
Th5
5 cách để nhân viên làm việc từ xa hiệu quả
Theo WHO, đại dịch sẽ chỉ kết thúc nếu miễn dịch cộng đồng được thiết lập. Điều đó chỉ xảy ra khi con người được bảo vệ hoàn toàn khỏi mầm bệnh thông qua vắc-xin. Rõ ràng, đó là điều khó có thể xảy ra khi các kết quả thử nghiệm vắc-xin trên thế giới hiện nay chưa đảm bảo được độ tin cậy, viễn cảnh phải “sống chung với lũ” sẽ còn tiếp diễn trong khoảng thời gian rất dài. Vậy làm thế nào để nhân viên của các doanh nghiệp vẫn làm việc hiệu quả, thậm chí hiệu quả hơn trong thời kỳ dịch bệnh? 1. Thường xuyên liên lạc và chia sẻ với nhân viên Ngoài thời gian họp nhóm hay báo cáo tiến độ công việc, sẽ thật khó để các nhà lãnh đạo có thể biết nhân viên của mình đang làm gì? Liệu họ có tập trung cho công việc trong giờ hành chính hay không? Bằng cách liên tục hỏi thăm nhân viên của mình, các nhà lãnh đạo có thể cập nhật được tiến độ chung của toàn đội. Không những thế, nhân viên còn có được cảm giác quan tâm, chia sẻ từ những người đứng đầu, từ đó có thêm động lực để hoàn thành công việc. Đừng ngại ngần hỏi thăm những khó khăn họ gặp phải trong quá trình làm việc từ xa, hãy chia sẻ những niềm vui trong cuộc sống cá nhân của họ. 2. Thiết lập chính sách chung về văn hóa làm việc của toàn đội Trong quá trình làm dự án, việc mỗi cá nhân có các công việc ưu tiên riêng là điều không thể tránh khỏi. Nếu nhà lãnh đạo không thiết lập một quy chế làm việc rõ ràng từ...
Th5